Lên đầu trang

Vào giữa trang

Xuống cuối trang

FANPAGE VPVC
Liên kết
Thống kê
LƯỢT TRUY CẬP
Địa chỉ IP của bạn
18.97.9.171
Giới thiệu >> Tổ chức, đoàn thể >> Đoàn TNCS HCM

I. Chức năng đoàn thanh niên:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.

     – Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho đoàn viên.

     – Phối hợp với các phòng ban, Khoa tổ chức các chương trình hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, các lớp huấn luyện kỹ năng, các chương trình văn hóa thể thao nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức và hoàn thiện nhân cách sinh viên.

     – Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

 

II. Các nhiệm vụ chính:

1. Triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

     - Triển khai trong Đoàn viên thanh niên học tập các nghị quyết của Đoàn, Đảng, 6 bài học chính trị của Đoàn.

Mục đích: Nâng cao ý thức trách nhiệm của Đoàn viên đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí phấn đấu cho đoàn viên cũng như tinh thần tự hào với truyền thống tuổi trẻ Việt Nam.

Một số hoạt động: Các buổi nói chuyện về chính trị, cuộc thi tìm hiểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

 

2. Thực hiện công tác hỗ trợ học tập và nghiên cứu khoa học:

Mục đích: Hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi tối để cho đoàn viên, thanh niên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Một số hoạt động: Tổ chức các buổi hội thảo về nghiên cứu khoa học được tổ chức thường kỳ…

 

3. Tổ chức các hoạt động văn thể:

Mục đích: Tạo sân chơi lành mạnh cho Đoàn viên, thanh niên. Thông qua các hoạt động văn thể, thể thao giúp cho Đoàn viên, thanh niên nâng cao phẩm chất, năng lực của mình về mọi mặt.

Một số hoạt động: Giải bóng chuyền học sinh, sinh viên; giải Cầu lông, bóng bàn sinh viên hàng năm, Hội thi tiếng hát HSSV, Hội diễn văn nghệ học sinh, sinh viên hàng năm, Hội thi Sinh viên thanh lịch, hội trại truyền thống 2 năm một lần.

 

4. Triển khai các hoạt động xã hội – tình nguyện

Mục đích: Nâng cao ý thức của Đoàn viên, thanh niên đối với bản thân và xã hội, qua đó không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

Một số hoạt động: Chương trình Tiếp sức mùa thi hàng năm chương trình “Tình nguyện tại chỗ”…

 

III. Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân:

1. Bí thư Đoàn trường

Bí thư Đoàn trường là người đứng đầu cơ quan Đoàn trường, chủ trì công việc của Ban Chấp hành có trách nhiệm và quyền hạn:

– Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Chi bộ, của Đoàn Khối, quán triệt trong Ban Chấp hành để vận dụng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

– Quyết định những vấn đề cấp thiết thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Điều lệ Đoàn; cùng sự giúp việc trực tiếp của Phó Bí thư thường trực, Bí thư giữ mối quan hệ chặt chẽ với Ban thường vụ Đoàn Khối, Chi bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng cơ quan, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cơ quan Đoàn trường. Là Chủ tài khoản của cơ quan Đoàn trường.

– Đại diện cho tổ chức Đoàn quan hệ và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường, liên hệ với các khoa và cơ sở để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trong công tác Đoàn, công tác thanh niên, phong trào học sinh, sinh viên.

– Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành, Đại hội đại biểu, chủ trì các kỳ họp của Ban Chấp hành.

– Chỉ đạo việc tổng kết các mặt công tác lớn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên, ký các nghị quyết và các văn bản quan trọng của Ban Chấp hành Đoàn trường.

– Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, thi đua, xây dựng Đảng, tài chính.

 

2. Phó Bí thư Đoàn trường

– Tổ chức quán triệt, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đoàn cấp trên, của Chi bộ trường và Ban Chấp hành Đoàn trường theo mảng hoạt động được phân công, kịp thời phát hiện, đề xuất với đồng chí Bí thư và Ban chấp hành Đoàn trường những vấn đề cần giải quyết.

– Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành. Xây dựng chương trình công tác của Ban Chấp hành, chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.

– Giữ quan hệ phối hợp giữa tổ chức Đảng, đoàn thể với chuyên môn của Đoàn trường.

– Chủ trì các kỳ họp giao ban các ban của Đoàn trường.

– Thay mặt Thường trực, BCH Đoàn trường ký các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách và các văn bản được Bí thư ủy nhiệm.

 

3. Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn trường

– Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt là đường lối, chính sách công tác thanh niên, nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đoàn cấp trên, của Đại hội Đoàn trường và thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh niên, tham gia có hiệu quả vào các quyết định của Ban Chấp hành Đoàn trường, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về lĩnh vực và đơn vị mình phụ trách.

– Được chất vấn và được trả lời về các công việc của các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành.

– Được thông tin về tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nước, trong tỉnh, thành phố và trong trường.

Tài liệu
NEW HOT




Hình ảnh
Chung kết hội thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11

Hội nghị thảo luận tuyển sinh năm 2015

Anh TH

Logo Trường CĐN Vĩnh Phúc

Tìm kiếm
Tìm trong chuyên mục

Hỗ trợ trực tuyến
Tin đọc nhiều nhất
LOGIN
Click here to Login

  Sơ đồ Site 


 Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Trường Cao Đẳng Nghề Vĩnh Phúc

Trụ sở chính: Đường Nguyễn Tất Thành, KHC15, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc   
Điện thoại: 0211 3860 829 * Fax: 0211 3842 500 * Email: support@vpvc.edu.vn  - Design By: 
VPVC
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Phạm Đức Thành